CHIẾU DỜI ĐÔ Túi giấy (Song ngữ: Hán Việt Anh)

200.000 ₫
Thông tin mô tả

CHIẾU DỜI ĐÔ – Túi giấy (Song ngữ: Hán – Việt – Anh) ☎️0️⃣9️⃣3️⃣7️⃣.7️⃣7️⃣8️⃣.7️⃣8️⃣9️⃣☎️

 Mã: VP000001

Giá bán: 200K


Tác giả: Nguyễn Thanh Đàm – Nguyễn Quý Thao

Biên tập: Nguyễn Nam Phóng – Nguyễn Thị Lan

Ngôn ngữ: Song ngữ (Hán – Việt – Anh)

Xuất bản: NXB Giáo dục

Năm xuất bản: 2010  


Với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc. Riêng với thủ đô Hà Nội, Chiếu dời đô còn có ý nghĩa thiêng liêng đánh dấu bước phát triển của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.


Chiếu dời đô hay Thiên đô Chiếu là văn bản do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Xuân năm 1010 để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) thành Đại La (Hà Nội) ngày nay.


Nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, NXB Giáo dục đã xuất bản Chiếu dời đô dưới dạng sách bao gồm 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và chữ Hán theo nguyên bản của Chiếu dời đô.


Chiếu dời đô gắn liền với công lao của Lý Công Uẩn. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (tức 8/3/974); mất ngày 3/3 năm Mậu Thìn (tức 31/3/1028), thọ 55 tuổi. Mẹ ông họ Phạm, từ năm ba tuổi, ông đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Ðô Chiếu. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáo.


Lý Công Uẩn viết bản Chiều dời đô để tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (là nơi ẩm thấp, chật hẹp) ra thành Đại La. Tương truyền, khi thuyền vua đến dưới thành thì có điềm tốt: Con rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi tên thành Thăng Long.


Với nhiều nhà nghiên cứu, Chiếu dời đô được coi là một mẫu mực về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long – Đại Việt. Toàn bộ bản dịch chữ Quốc ngữ của Chiếu dời đô như sau:


Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại  ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.


Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.


Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?


Có lẽ với nhiều người dân Việt Nam, ai cũng có đôi lần tò mò muốn biết Chiếu dời đô như thế nào? Lý Công Uẩn (sau này đổi hiệu thành Lý Thái Tổ) viết gì trong đó. Bởi Chiếu dời đô dường như ai cũng từng hơn một lần được nghe nói đến, song không phải ai cũng có điều kiện để đọc và biết đến nội dung cụ thể trong đó. Vì thế Chiếu dời đô được xuất bản dưới dạng sách sẽ thực sự hấp dẫn với công chúng.


Không chỉ với độc giả trong nước, mà đây còn là dịp để độc giả nước ngoài được đọc và hiểu về một văn bản lịch sử quan trọng của đất nước Việt Nam. Trên giá sách của mỗi gia đình có cuốn Chiếu dời đô hẳn sẽ làm cho tủ sách gia đình giá trị hơn, bởi đây là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tác phẩm còn làm cho mỗi người Việt thêm tự hào về cội nguồn và lịch sử nước nhà.

www.shoptienco.com - liên hệ: Call, Zalo ☎️0️⃣9️⃣3️⃣7️⃣.7️⃣7️⃣8️⃣.7️⃣8️⃣9️⃣☎️ - Trần Bá Giang TK: Vietcombank 1365.999.999 (10 số) - MB Bank 916.698.678.9999 (13 số)
Góp ý
Đăng bởi: Binh Bông
Địa chỉ: Hà Nội, Hà Nội
Ngày đăng tin: 01:41 02/04/2020
Ngày cập nhật: 09:55 18/09/2022
Báo cáo