Tác Phẩm Khảm Ốc gỗ Trắc , Quả TRầu Cau

Thông tin mô tả
Miếng Trầu là đầu câu chuyện . 

Và miếng Trầu sẽ thật quý khi được đựng trong 1 quả trầu đẹp . 

Hôm nay em xin giới thiệu với các Bác 1 quả trầu hay còn gọi là quả khem và tráp tùy phong tục và văn hóa từng miền . 
Quả Khem này được cẩn ốc trên phần mộc gỗ Trắc , có đường kính 32,5cm , chiều dầy 12,5cm . Phần ốc được khảm hết xung quanh và bên trên quả khem , lượng ốc nhiều và đẹp . 

Điển Tích :  Là những  tích trong bộ Nhị Thập Tứ Hiếu ( 24 cái hiếu của con dành cho Cha Mẹ )  rất hay và ý nghĩa .

Em mời các Bác xem hình ảnh chi tiết của tác phẩm : 


Đây là hình ảnh mặt chính của Quả Trầu , chất ốc nhìn thực tế rất đẹp và sáng các Bác ạ : 

Quả Trầu cẩn ốc gỗ trắc này đã làm được một thời gian vì vậy gỗ đã lên ten thời gian và ốc cũng đã ngả màu rất đẹp rồi ạ :

Văn Đế : Tự Mình Nếm : 



  Tên thật là Lưu Hằng, con người vợ thứ của Hán Cao Tổ Lưu Bang em cùng cha khác mẹ với vua Huệ Đế. Vi người vợ cả của Hán Cao Tổ có tính hay ghen dữ tợn và sợ con của người vợ thứ sau này dành ngôi, nên không muốn cho Hằng và mẹ là Bạc Hậu ở triều. Theo lời đề nghị của đình thần, vua Hán Cao Tổ liền phong cho Hằng chức Đại Vương ở đất Đại.
 
     Hằng tính tình hiếu thuận được triều thần nhà Hán cũng như thần dân đều mến phục. Sau khi anh là vua Huệ Đế mất, không con nối nghiệp, các quan liền ra đất Đại rước Hằng về lên ngôi, tức là Hán Văn Đế. Khi làm vua rồi, mẹ là Bạc Hậu lại đau yếu trong suốt ba năm liền, Văn Đế, ngoài những buổi chầu, vẫn mặc đại phục của vị Vương đế và đứng hầu mẹ, biếng ăn bỏ ngủ, đêm thức canh chừng bệnh mẹ. Thường ngự y dâng lên, Văn Đế đỡ lấy rồi nếm trước sợ có độc.
 
Các quan trong triều cũng như ngoài dân chúng biết Văn Đế là người hiếu tử đều bắt chước theo. Nhờ đó, người trong nước đều giữ lòng hiếu thảo hòa mục và thiên hạ thái bình thạnh trị không khác gì ở thời Tam Đại thuở trước. (Tam Đại gồm có các đời vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu).





Ngu Thuấn : Hiếu Cảm Động Trời : 

-    Một vị vua trong Ngũ Đế thời thượng cổ họ Diêu tên Thuấn, một trang hiếu tử. Sau được vua Nghiêu, hiệu là Đào Đường gả hai người con là Nga Hoàng và Nữ Anh, rồi lại truyền ngôi báu cho. Vua Thuấn lên ngôi đặt niên hiệu là Đường Ngu.
 
-    Nguyên cha của Thuấn là người hung bạo, không biện biệt được người hay kẻ dở, người đương thời đặt tên là Cổ Tẩu (người mù mắt). Mẹ của Thuấn mất sớm, Cổ Tẩu tục huyền với người đàn bà sau này sinh ra Tượng. Vì có lời gièm pha của người kế mẫu và đứa em ngỗ nghịch cùng cha khác mẹ, Cổ Tẩu không ưa Thuấn và định bụng giết đi. Biết thế, nhưng Thuấn vẫn giữ trọn chữ hiếu đối với cha và người dì ghẻ ác nghiệt, hòa thuận với đứa em độc ác, không một lời than oán.
 
-    Khi cha bắt đi cày ở đất Lịch Sơn cốt tìm cách trừ đi, vì nơi đây có tiếng là nhiều thú dữ hay ăn thịt người. Nhưng tấm lòng hiếu thảo và hòa mục của Thuấn động đến lòng trời, cả đàn voi ra giúp Thuấn cày đất và muông chim vô số đáp xuống nhặt cỏ hộ. Thấy không hại được Thuấn Cổ Tẩu và người dì ghẻ sai Thuấn đánh cá ở Hồ Lôi Trạch, nơi có nhiều sóng to gió lớn, nhưng khi Thuấn đến thì sóng lặng gió yên.
-  Đến khi được vua Đường Nghiêu truyền ngôi, suốt 18 năm trị vì, Đế Thuấn chỉ ngồi gảy đàn hát khúc Nam Phong mà trị bình thiên hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca.




Mẫn Tử Khiên : Hiếu Với Mẹ Kế



                        Mẫn Tử Khiên : Hiếu Với Mẹ Kế
 
Tên chữ là Tồn, học trò Khổng Tử, sinh vài đời Xuân Thu, mẹ ông mất sớm, người cha có vợ khác và sinh hạ được hai con. Người dì ghẻ đối với ông vô cùng khắc nghiệt, nhưng ông vẫn một lòng hiếu thuận. Mùa Đông giá rét, hai con riêng của bà thì được mặc áo lót bông, riêng Mẫn Tử Khiên thì mặc áo độn hoa lau ở bên trong. Tuy không đủ ấm, nhưng ông chẳng bao giò hở môi.
 
Một hôm, cha ông dạo chơi ông theo đẩy xe, vì quá rét, tay cóng lại rời tay xe ra. Cha ông thấy thế biết là người kế mẫu ác nghiệt để cho ông chịu rét lạnh, liền có ý định đuổi người đàn bà cay nghiệt kia đi Ông khóc lóc và kêu van với cha xin đừng đuổi kế mẫu đi. Vì người kế mẫu còn chỉ có mình ông chịu rét, nếu bà đi rồi, cả hai em chịu rét và khổ sở lây. Cha ông nghe theo, và người kế mẫu hiểu biết chuyện hiếu thảo của người con chồng, từ đó bà thay đổi cách cư xử và trở nên bậc hiền mẫu.



Hình ảnh xung quanh của Quả Khem : 


Phần xung quanh được cẩn tích Tứ Quý 4 mùa : Xuân Hạ Thu Đông 


Hình ảnh Quả Khảm được em trưng bày trong cặp tủ bày đồ của Em : 



Khi để trong tủ có thêm ánh đèn , chất ốc được lên màu rực rỡ hơn rất nhiều : 
Cảm ơn các bác đã đọc hết bài viết !

Bác nào ưng ý và muốn giao lưu thì alo cho mình vào số : 0975676327 - Thành Trung , Cảm ơn các Bác ! 


Khi giao hàng tới tận nhà cho các Bác ,  miền Bắc , miền Nam hay miền Trung  ,  luôn luôn  có người nhà của chúng tôi đi cùng hàng hóa  để đảm bảo sự an toàn  và có trách nhiệm phục vụ chu đáo cho  các Bác   . Nên các Bác có thể yên tâm khi giao lưu .











Các bác trên phố có nhu cầu mua bán , trao đổi thanh lý đồ gỗ xưa, cũ, ( Không mua đồ đồng ) vui lòng liên hệ :.

Website giao lưu :http://www.dogoxuavanay.vn/
Website chia sẻ kiến thức : http://kienthuccovat.com/


Email : dogoxuavanay@yahoo.com.vn

DĐ: 097 567 6327 Hoặc 0988 650 427

Số Tài khoản :Số Tài khoản : 6130 2051 30964 Chủ tài khoản Phạm Văn Trung - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh An Sương - TP.Hồ Chí Minh
Góp ý
Đăng bởi: Thành Trung (Trung tâm giao lưu Đồ Gỗ xưa )
Địa chỉ: 84K - Đường Phan Văn Hớn ( Gần Ngã 3 Giồng) - Xã Xuân Thới Thượng- Hóc Môn - SG, HCM
Ngày đăng tin: 00:45 05/08/2021
Ngày cập nhật: 07:46 23/04/2023
Báo cáo