Tìm hiểu Quy trình mở xưởng sản xuất mỹ phẩm, cần đủ những điều kiện gì?

Thông tin mô tả

Điều kiện trước khi mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

Thông thường với bất kỳ thủ tục nào thì vấn đề đầu tiên doanh nghiệp phải quan tâm là điều kiện thực hiện, khi đã xác định đảm bảo đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì lúc này doanh nghiệp mới hướng đến tìm hiểu hồ sơ và quy trình tiến hành. Đối với việc mở xưởng sản xuất mỹ phẩm cũng vậy, thủ tục doanh nghiệp cần phải thực hiện là xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Điều kiện về nhân sự 

  • Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được thành lập hợp pháp có mã ngành sản
  • xuất mỹ phẩm;
  • Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc;
  • Cơ cấu tổ chức của một công ty sẽ có bộ phận sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm do những người khác nhau phụ trách; không ai chịu trách nhiệm trước ai.
  • Có bản mô tả công việc của các cá nhân;
  • Tất cả nhân sự tham gia vào các hoạt động sản xuất cần được đào tạo về thao tác sản xuất theo các nguyên tắc của GMP. Cần chú trọng trong đào tạo những nhân viên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với nguyên vật liệu độc hại;
  • Hồ sơ về đào tạo cần được lưu giữ và có đánh giá chất lượng đào tạo theo định kỳ.

gia-cong-my-pham-so-luong-it-2.jpg?v=1712306025027

Điều kiện về cơ sở vật chất

Về nhà xưởng

  • Cơ sở sản xuất có địa điểm riêng biệt. Nếu cơ sở sản xuất chung với nơi ở thì phải đảm bảo khu vực sản xuất tách biệt với các khu vực sinh hoạt gia đình;
  • Nhà xưởng xây dựng cho sản xuất cần được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp:
  • Cần có phòng và dụng cụ cần thiết để thay đồ. Nhà vệ sinh cần cách biệt với khu sản xuất để tránh tạp nhiễm hoặc nhiễm chéo.
  • Vạch sơn, rèm nhựa và vách ngăn di động dưới dạng băng cuộn có thể được sử dụng để tránh tình trạng lẫn lộn.
  • Bề mặt tường và trần nhà phải nhẵn mịn và dễ bảo trì. Sàn nhà trong khu pha chế phải có bề mặt dễ lau chùi và làm vệ sinh.
  • Hệ thống thoát nước phải đủ lớn, có máng kín miệng và dòng chảy dễ dàng. Nếu có thể được, nên tránh dựng hệ thống cống rãnh mở, nhưng nếu trong trường hợp cần thiết thì phải đảm bảo dễ dàng cho việc cọ rửa và khử trùng.
  • Hệ thống hút và xả khí cũng như các ống dẫn trong mọi trường hợp có thể, cần lắp đặt sao cho tránh gây tạp nhiễm sản phẩm.
  • Nhà xưởng phải có đủ hệ thống chiếu sáng,, và được thông gió phù hợp cho thao tác bên trong.
  •  Hệ thống ống dẫn, máng đèn, điểm thông gió và các dịch vụ kỹ thuật khác trong khu sản xuất phải được lắp đặt sao cho tránh lồi lõm không vệ sinh được và nên chạy bên ngoài khu vực pha chế.

Về khu phòng thí nghiệm

  • Khu phòng thí nghiệm nên đặt ở nơi cách biệt khỏi khu sản xuất.
  • Có phòng kiểm nghiệm hoặc thực hiện kiểm nghiệm theo hợp đông với cơ quan kiểm nghiệm để kiểm tra những tiêu chí mà cơ sở chưa thực hiện được; 
  •  Khu vực bảo quản phải có diện tích đủ lớn và có hệ thống chiếu sáng phù hợp, cần được bố trí và trang bị sao cho có thể đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và sắp xếp có trật tự cho sản phẩm, nguyên vật liệu. Khu vực này phải đảm bảo có sự tách biệt đối với nguyên vật liệu và thành phẩm biệt trữ. Cần có khu vực riêng và đặc biệt để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên vật liệu và sản phẩm bị loại và bị thu hồi và hàng bị trả lại. Khi cần phải có điều kiện bảo quản đặc biệt, ví dụ như về nhiệt độ, độ ẩm và an ninh, thì phải đáp ứng được những điều kiện đó. Việc bố trí trong kho phải cho phép tách biệt các nhãn mác và bao bì đã in khác nhau để tránh lẫn lộn.

duoc-my-pham-869a3758-f4b7-481f-b306-352d8ba52092.jpg?v=1678358601336

Về trang thiết bị;

  • Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu trong quá trình pha chế không được có phản ứng hoặc hấp phụ các nguyên vật liệu đó.
  • Trang thiết bị không được gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm rò rỉ van, chảy dầu, do điều chỉnh hoặc thay thế phụ tùng không phù hợp.
  • Trang thiết bị phải dễ làm vệ sinh
  • Thiết bị sử dụng cho các vật liệu dễ chảy phải làm từ vật liệu chống nổ.
  • Thiết bị cần được bố trí hợp lý để tránh cản trở gây nghẽn lối đi và được dán nhãn thích hợp để đảm bảo sản phẩm không bị trộn lẫn hoặc nhầm với nhau.
  • Các đường ống nước, hơi nước và ống nộn khớ hoặc chõn khụng nếu được lắp đặt phải đảm bảo dễ tiếp cận trong qúa trình hoạt động. Các đường ống này cần được dán nhãn rõ ràng.
  • Các hệ thống trợ giúp như hệ thống đun nóng, thông hơi, điều hòa, nước (nước uống được, nước tinh khiết, nước cất), hơi nước, khớ nộn và khớ (ví dụ nitơ) cần đảm bảo hoạt động đúng chức năng thiết kế và được dán nhãn rõ ràng.
  • Các trang thiết bị cân, đo, kiểm nghiệm và theo dõi phải được bảo dưỡng và hiệu chuẩn thường xuyên. Hồ sơ phải được lưu lại.

dieu-kien-mo-xuong-san-xuat-nuoc-giat.jpg?v=1712305120074

Điều kiện về vệ sinh

  • Nhân viên phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc được giao. Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả nhân viên tham gia vào sản xuất.
  • Nhân viên phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân.
  • Bất kỳ nhân viên nào có biểu hiện ốm đau hay có vết thương hở có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm đều không được phép xử lý nguyên vật liệu, nguyên liệu đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.
  • Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm. Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động phù hợp với chức năng sản xuất của mình.
  • Các hoạt động ăn uống, hút *******, nhai kẹo…, đồ ăn, thức uống, ******* lá và những thứ khác có thể gây tạp nhiễm đều không được phép đưa vào khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, nhà kho và các khu vực khác nơi mà chúng có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sản phẩm.
  • Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh được thông khí tốt cho nhân viên, và phải tách biệt với khu sản xuất.
  • Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên với các ngăn có khoá và cần được bố trí ở vị trí thích hợp.
  • Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất.
  • Các chất diệt chuột, côn trùng, nấm mốc và các vật liệu vệ sinh không được gây tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.
  • Nên sử dụng biện pháp hút bụi hoặc làm vệ sinh ướt. Khí nén và chổi quét phải được sử dụng một cách thận trọng hoặc tránh sử dụng nếu có thể vỡ các biện pháp này làm tăng nguy cơ tạp nhiễm cho sản phẩm.
  • Cần thực hiện theo đúng các quy trình thao tác chuẩn trong làm vệ sinh và tẩy trùng các thiết bị máy móc chủ yếu.

Quy trình mở xưởng sản xuất mỹ phẩm

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm:

 - Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp

 - Điều lệ doanh nghiệp

 - Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần

 - Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiều còn hiệu lực của các thành viên hoặc cổ dông là cá nhân, cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên hoặc cổ đông là tổ chức.

 - Giấy ủy quyền cho công ty luật và các giấy tờ cần thiết khác.

Địa điểm nộp hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư nơi muốn mở xưởng, doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời hạn: từ 3-6 ngày. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin đăng ký doanh nghiệp yêu cầu phải được thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố gồm có các thông tin được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Đơn vị muốn mở xưởng gia công mỹ phẩm thương hiệu độc quyền có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho sở kế hoạch và đầu tư. Tự lựa chọn hình thức, số lượng và nội dung con dấu, tuy nhiên phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đầy đủ đáp ứng dây chuyền sản xuất mỹ phẩm. Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm. Có khu vực riêng để bảo quản chất dễ cháy nổ, chất độc tính cao, nguyên vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hoặc bị trả lại.

KAG Việt Nam là đơn vị sản xuất và cung cấp các thiết bị, máy móc chế biến, sản xuất dược phẩm, dược liệu hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm lâu năm và giá cả cạnh tranh cùng dịch vụ chuyên nghiệp, KAG là địa điểm uy tín của các doanh nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm trong và ngoài nước.

 

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagvietnam@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

http://maythucphamkag.com/
Góp ý
Đăng bởi: KAGVIETNAM
Địa chỉ: 115/509 Vũ Tông Phan, Khương ĐÌnh, Thanh Xuân - HN, Hà Nội
Ngày đăng tin: 16:30 05/04/2024
Ngày cập nhật: 16:30 05/04/2024
Báo cáo